Câu hỏi :
    Virus máy tính là gì? Virus lây lan như thế nào ? Tác hại của virus đến máy tính và làm thế nào để bảo vệ máy tính khỏi virus?



    Trả lời :
    Virus máy tính là gì?
           Virus máy tính là một chương trình phần mềm có khả năng tự sao chép chính nó từ đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng khác (đối tượng có thể là các file chương trình, văn bản, máy tính...). Virus có nhiều cách lây lan và tất nhiên cũng có nhiều cách phá hoại, nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng đó là một đoạn chương trình và đoạn chương trình đó thường dùng để phục vụ những mục đích không tốt.
           Virus máy tính là do con người tạo ra, quả thực cho đến ngày nay chúng ta có thể coi virus máy tính như mầm mống gây dịch bệnh cho những chiếc máy tính, và chúng ta là những người bác sĩ, phải luôn chiến đấu với bệnh dịch và tìm ra những phương pháp mới để hạn chế và tiêu diệt chúng. Như những vấn đề phức tạp ngoài xã hội, khó tránh khỏi việc có những loại bệnh mà chúng ta phải dày công nghiên cứu mới trị được, hoặc cũng có những loại bệnh gây ra những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, phương châm "phòng hơn chống" là phương châm cơ bản và luôn đúng đối với virus máy tính.

    Virus máy tính lây lan như thế nào ?
          Virus máy tính có thể lây vào máy tính của bạn qua email, qua các file bạn tải về từ Internet hay copy từ usb và các máy tính khác về. Virus máy tính cũng có thể lợi dụng các lỗ hổng phần mềm để xâm nhập từ xa, cài đặt, lây nhiễm lên máy tính của bạn một cách âm thầm
          Email là con đường lây lan virus chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay. Từ một máy tính, virus thu thập các địa chỉ email trong máy và gửi email giả mạo có nội dung hấp dẫn kèm theo file virus để lừa người nhận mở các file này. Các email virus gửi đều có nội dung khá ‘hấp dẫn’. Một số virus còn trích dẫn nội dung của 1 email trong hộp thư của nạn nhân để tạo ra phần nội dung của email giả mạo, điều đó giúp cho email giả mạo có vẻ “thật” hơn và người nhận dễ bị mắc lừa hơn. Với cách hoàn toàn tương tự như vậy trên những máy nạn nhân khác, virus có thể nhanh chóng lây lan trên toàn cầu theo cấp số nhân.
         Tại Việt Nam , ổ đĩa usb là con đường lây lan phổ biến thứ hai của virus, chỉ sau email. Khi bạn cắm ổ đĩa usb của mình vào một máy tính để copy dữ liệu, chắc bạn không ngờ rằng có một vài chú virus đang ẩn mình trong chiếc máy tính đó, chờ trực để tự nhân bản vào usb của bạn. Bạn mang ổ đĩa usb về, cắm vào máy tính của mình, mở ổ đĩa để chuyển các file vừa copy được vào máy, và một lần nữa bạn không biết rằng virus cũng chỉ đợi có thế để lây nhiễm vào máy tính của bạn.
         Máy tính của bạn cũng có thể bị nhiễm virus khi bạn chạy một chương trình tải từ Internet về hay copy từ một máy tính bị nhiễm virus khác. Lý do là các chương trình này có thể đã bị lây bởi một virus hoặc bản thân là một virus giả dạng nên khi bạn chạy nó cũng là lúc bạn đã tự mở cửa cho virus lây vào máy của mình. Quá trình lây lan của virus có thể diễn ra một cách "âm thầm" (bạn không nhận ra điều đó vì sau khi thực hiện xong công việc lây lan, chương trình bị lây nhiễm vẫn chạy bình thường) hay có thể diễn ra một cách "công khai" (virus hiện thông báo trêu đùa bạn) nhưng kết quả cuối cùng là máy tính của bạn đã bị nhiễm virus và cần đến các chương trình diệt virus để trừ khử chúng.
        Nếu bạn vào các trang web lạ, các trang web này có thể chứa mã lệnh ActiveX hay JAVA applets, VBScript...là những đoạn mã cài đặt Adware, Spyware, Trojan hay thậm chí là cả virus lên máy của bạn. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn trong mọi tình huống bạn nên cẩn thận, không vào những địa chỉ web lạ.
        Tuy nhiên virus cũng được phát triển theo một trình tự lịch sử tiến hoá từ thấp đến cao. Những virus hiện nay có thể lây vào máy tính của bạn mà bạn không hề hay biết, ngay cả khi bạn không mở file đính kèm trong các email lạ, không vào web lạ hay chạy bất cứ file chương trình khả nghi nào. Đơn giản là vì đó là những virus khai thác các lỗi tiềm ẩn của một phần mềm đang chạy trên máy tính của bạn (ví dụ: lỗi tràn bộ đệm…) để xâm nhập từ xa, cài đặt và lây nhiễm. Các phần mềm (kể cả hệ điều hành) luôn chứa đựng những lỗi tiềm tàng mà không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phát hiện ra. Các lỗi này khi được phát hiện có thể gây ra những sự cố không lớn, nhưng cũng có thể là những lỗi rất nghiêm trọng và không lâu sau đó thường sẽ có hàng loạt virus mới ra đời khai thác lỗi này để lây lan.
        Một tình huống hay gặp đối với các virus lây lan dựa trên tin nhắn tức thời (VD : tin nhắn Yahoo Messenger, ICQ, Windows Messenger…) là virus gửi tin nhắn tới tất cả các thành viên trong danh sách bạn bè của nạn nhân, tin nhắn này có nội dung rất ‘hấp dẫn’ và được gửi kèm với liên kết dẫn đến một trang web. Trang web này nhìn bề ngoài rất bình thường, nhưng thực chất bên trong nó đã được dựng lên một cách có chú ý để khai thác các lỗ hổng của trình duyệt Internet (VD : Internet Explorer). Khi bạn nhấn vào liên kết để xem nội dung trang web với một trình duyệt chưa được vá lỗi, virus sẽ âm thầm lây nhiễm vào máy mà bạn không hề hay biết.

    Virus máy tính phá hoại những gì ?
        Đây chắc chắn sẽ là điều băn khoăn của bạn nếu chẳng may máy tính của bạn bị nhiễm virus. Như chúng tôi đã nói, dù ít hay nhiều thì virus cũng được dùng để phục vụ những mục đích không tốt.
        Các virus thế hệ đầu tiên có thể tàn phá nặng nề dữ liệu, ổ đĩa và hệ thống, hoặc đơn giản hơn chỉ là một câu đùa vui hay nghịch ngợm đôi chút với màn hình hay thậm chí chỉ nhân bản thật nhiều để "ghi điểm". Tuy nhiên các virus như vậy hầu như không còn tồn tại nữa. Các virus ngày nay thường phục vụ cho những mục đích kinh tế hoặc phá hoại cụ thể. Chúng có thể chỉ lợi dụng máy tính của bạn để phát tán thư quảng cáo hay thu thập địa chỉ email của bạn.
        Cũng có thể chúng được sử dụng để ăn cắp tài khoản ngân hàng, tài khoản hòm thư hay các thông tin các nhân quan trọng của bạn. Cũng có thể chúng sử dụng máy bạn như một công cụ để tấn công vào một hệ thống khác hoặc tấn công ngay vào hệ thống mạng bạn đang sử dụng. Đôi khi bạn là nạn nhân thực sự mà virus nhắm vào, đôi khi bạn vô tình trở thành "trợ thủ" cho chúng tấn công vào hệ thống khác.

    Virus máy tính phá hoại những gì ?
        Đây chắc chắn sẽ là điều băn khoăn của bạn nếu chẳng may máy tính của bạn bị nhiễm virus. Như chúng tôi đã nói, dù ít hay nhiều thì virus cũng được dùng để phục vụ những mục đích không tốt.
       Các virus thế hệ đầu tiên có thể tàn phá nặng nề dữ liệu, ổ đĩa và hệ thống, hoặc đơn giản hơn chỉ là một câu đùa vui hay nghịch ngợm đôi chút với màn hình hay thậm chí chỉ nhân bản thật nhiều để "ghi điểm". Tuy nhiên các virus như vậy hầu như không còn tồn tại nữa. Các virus ngày nay thường phục vụ cho những mục đích kinh tế hoặc phá hoại cụ thể. Chúng có thể chỉ lợi dụng máy tính của bạn để phát tán thư quảng cáo hay thu thập địa chỉ email của bạn.
       Cũng có thể chúng được sử dụng để ăn cắp tài khoản ngân hàng, tài khoản hòm thư hay các thông tin các nhân quan trọng của bạn. Cũng có thể chúng sử dụng máy bạn như một công cụ để tấn công vào một hệ thống khác hoặc tấn công ngay vào hệ thống mạng bạn đang sử dụng. Đôi khi bạn là nạn nhân thực sự mà virus nhắm vào, đôi khi bạn vô tình trở thành "trợ thủ" cho chúng tấn công vào hệ thống khác.

    Làm thế nào để có thể yên tâm rằng máy tính của bạn không bị nhiễm virus?
        Có một câu nói vui rằng Để không bị lây nhiễm virus thì ngắt kết nối khỏi mạng, không sử dụng ổ mềm, ổ USB hoặc copy bất kỳ file nào vào máy tính. Nhưng nghiêm túc ra thì điều này có vẻ đúng khi mà hiện nay sự tăng trưởng số lượng virus hàng năm trên thế giới rất lớn. Không thể khẳng định chắc chắn bảo vệ an toàn 100% cho máy tính trước hiểm hoạ virus và các phần mềm hiểm độc, nhưng chúng ta có thể hạn chế đến tối đa có thể và có các biện pháp bảo vệ dữ liệu của mình. Dùng chương trình anti virus bản quyền, cập nhập bản vá lỗi liên tục từ nhà sản xuất.

    Chia Sẻ:
    Magpress

    MagPress

    Vestibulum bibendum felis sit amet dolor auctor molestie. In dignissim eget nibh id dapibus. Fusce et suscipit orci. Aliquam sit amet urna lorem. Duis eu imperdiet nunc, non imperdiet libero.

    0 comments so far,add yours

    Cám ơn đã ghé thăm BlogCNTT!
    - Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Liên Hệ
    - Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
    Thank You!